1.Tại sao phải xử lý nước cho lò hơi
Nước cấp cho lò hơi thường được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đa phần là nguồn nước máy ở Khu công nghiệp hoặc các nguồn từ sông, suối, nước giếng. Trong các nguồn nước này chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+ nhất định tùy thuộc vào nguồn nước và khu vực địa lý.
Khi hàm lượng này tăng cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép (cụ thể trên 300mg/lít) sẽ trở thành nước cứng
Xử lý nước cho lò hơi là công tác phải thực hiện tránh trường hợp nước cứng đưa vào lò hơi ngày càng đậm đặc hơn và kết tủa thành chất không tan bám vào thành ống của lò hơi làm giảm hiệu suất truyền nhiệt của lò hơi
Mục đích:
– Đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành lò hơi
– Tiết kiệm nhiên liệu: Ít gặp phải sự cản trở do cáu cặn, các ống lò hơi sẽ trao đổi nhiệt tốt hơn, hạn chế hao hụt nhiên liệu
– Bảo vệ tuổi thọ của lò: Xử lý nước cho lò hơi đảm bảo duy trì được tuổi thọ của lò hơi theo quy định trung bình từ 15 – 20 năm (Theo TCVN 7704 – 2007)
Thực tế cho thấy, đã có công trình sau khi vận hành một thời gian, do kiểm soát chất lượng nước không tốt nên đã bị đóng cáu và bùn trong ống, dẫn đến bít hoặc nứt ống, phải thay toàn bộ ống trong lò.
2. Quy trình xử lý nước cho lò hơi
2.1. Nguyên lý
Để ngăn ngừa việc tạo ra cặn bám trong nồi hơi, phương pháp chủ yếu trong xử lý nước lò hơi là làm mềm nước cấp cho lò hơi và nâng pH để ngăn ngừa quá trình tạo cặn bám.
Làm mềm nước cứng chủ yếu dựa vào quá trình trao đổi ion, vì quá trình này khử hầu hết ion hóa trị II.
Nâng pH thường dùng xút NaOH để kiềm hóa nước mềm cấp cho nồi hơi, vì nếu dùng soda Na2CO3, NaHCO3 chúng dễ bị thủy phân trong nước nồi hơi tạo ra khí CO2 làm bẩn hơi và gây ra tác dụng gỉ trên các tuyến ngưng tụ.
2.2. Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi
Công ty chúng tôi gửi đến quý khách hàng bảng tiêu chuẩn nước cấp lò hơi để quý khách tiến hành lấy mẫu nước và kiểm tra đối chiếu nhằm phát hiện sớm các sự cố liên quan đến chất lượng nước (nếu có). Từ đó có biện pháp xử lý cũng như ngăn ngừa kịp thời.
Bảng Tiêu Chuẩn Nước Cấp Lò Hơi TCVN
2.3. Quy Trình
Cơ bản của việc xử lý nước cấp cho lò hơi gồm các bước như sau:
Bước 1 (Lọc thô): Nguồn nước cấp lấy từ bên ngoài đi qua cột làm mềm nước. Tại đây những thiết bị làm mềm này sẽ hoạt động theo nguyên lý thay thế các ion cứng bằng ion natri. Với phương pháp làm này, nước mềm được tạo ra và ngăn chặn khả năng đóng bám lên thành ống lò hơi.
Bước 2: Nước sau khi làm mềm được dẫn đến bồn nước cấp tiến hành khử khí sau đó kết hợp với hóa chất để khử các chất có nguy cơ đóng cặn còn lại.
Nước sau khi khử ion và khử khoáng ở bước đầu sẽ làm giảm tối thiểu độ cứng. Tuy nhiên nguồn nước đầu ra ở giai đoạn này sẽ ăn mòn lò hơi nếu như không được khử O2 và xử lý bằng hóa chất thích hợp. Do vậy, dù có hệ thống làm mềm, chúng ta vẫn cần xử lý hóa chất vì yêu cầu của nước dùng trong lò là độ cứng phải được khử hoàn toàn.
Sơ Đồ Điểm Lấy Mẫu Nước Cấp Lò Hơi
Bên cạnh đó, nếu sắp xếp được thời gian, quý khách nên có kế hoạch dừng lò để vệ sinh và kiểm tra bề mặt bên trong của các ống góp và ba lông để có đánh giá chính xác hơn về chất lượng nước sau một thời gian vận hành. Nếu quý công ty có kế hoạch để dừng lò và kiểm tra, vui lòng báo lại cho Martech để được hỗ trợ và hướng dẫn thêm. Công ty chúng tôi sẵn lòng hợp tác với quý công ty để thực hiện công việc này và cũng rất vui khi được phối hợp để mang đến sản phẩm có giá trị, có chất lượng và độ tin cậy cao cho công ty của quý khách.